Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực đề nghị, khi kế hoạch giám sát được ban hành, các cơ quan cần chủ động xây dựng các kế hoạch triển khai cụ thể, phối hợp chặt chẽ, bảo đảm chất lượng và tiến độ theo yêu cầu; quá trình triển khai cần bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, tránh lãng phí, từ đó góp phần nâng cao chất lượng công tác phản biện xã hội đối với quy trình lập pháp và giám sát việc thực hiện pháp luật; đồng thời tăng cường sự phối hợp của Mặt trận và các tổ chức thành viên, tạo cơ chế huy động sự tham gia của thành viên các Hội đồng tư vấn, các chuyên gia, nhà khoa học và Nhân dân đối với công tác giám sát, phản biện xã hội.
“Nội dung kiến nghị sau giám sát, phản biện xã hội phải rõ ràng, cụ thể, có tính thuyết phục cao; bảo đảm cơ sở lý luận và thực tiễn, khách quan, công khai, hiệu quả, thực chất và mang tính xây dựng, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước. Cùng với đó cần đẩy mạnh việc công khai, minh bạch kết quả giám sát, phản biện xã hội trên các phương tiện thông tin, báo chí.”, Phó Chủ tịch Ngô Sách Thực gợi mở.